Chắc hẳn có khá nhiều du khách đã nghe nhắc đến chùa Thầy rồi nhưng liệu bạn đã biết chùa Thầy ở đâu và có lịch sử hình thành như thế nào? Nếu bạn tò mò về những thông tin này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây để hiểu rõ hơn về ngôi chùa đang thờ vị pháp sư nổi tiếng Từ Đạo Hạnh.
1. Theo dòng lịch sử khám phá chùa Thầy
1.1. Chùa Thầy ở đâu?
Câu hỏi chùa Thầy ở đâu được rất nhiều du khách đặt ra khi đang có ý định tìm đến thăm chùa Thầy nhưng chưa có kinh nghiệm. Chùa hiện nằm trên núi Sài Sơn, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ngoài tên chùa Thầy thì chùa còn được gọi là Thiên Phúc tự hay chùa Cả. Sở dĩ, chùa hiện nay có tên là chùa Thầy do trước đây núi Sài Sơn có tên là núi Thầy nên người ta cũng gọi tên chùa theo tên núi.
1.2. Lịch sử chùa Thầy
Theo những ghi chép để lại thì lịch sử chùa Thầy khá dài bởi đây là ngôi chùa cổ đã song hành cùng ngàn năm Thăng Long. Chùa Thầy được xây dựng từ thời nhà Lý, đời vua Lý Nhân Tông. Trước đây, chùa chỉ là một cái am nhỏ, được gọi là Hương Hải Am. Vị trụ trì đầu tiên đó chính là Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ông cũng là người đã có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho người dân quanh vùng và đặc biệt là sáng lập ra bộ môn nghệ thuật múa rối nước còn lưu truyền đến ngày nay. Thời đó núi Thầy còn được gọi với cái tên là núi Phật Tích.
Chùa Thầy được xây dựng theo hình chữ “tam” và gồm có 3 lớp là chùa Hạ, chùa Giữa và chùa Thượng. Nếu đến thăm chùa các bạn sẽ được chiêm ngưỡng pho tượng của thiền sư Trần Đạo Hạnh được làm bằng gỗ cây bạch đàn có lắp thiết bị điều khiển tự động. Tượng có thể tự đứng lên và ngồi xuống. Bức tượng được đặt trong khám sơn son thiếp vàng có rèm che cực kỳ lộng lẫy nhưng cũng rất kỳ bí.
Chùa Thầy có khung cảnh “non xanh nước biếc” bởi chùa nằm trên núi, xung quanh rợp bóng cây che, phía trước mặt chùa có hồ Long Trì, giữa hồ có nhà Thủy đình – đây cũng là nơi biểu diễn nghệ thuật múa rối nước thời ấy. Trong chùa còn có một chiếc cầu lợp ngói thời Trạng Bùng, được gọi là cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên. Bốn mái chùa có sức nặng lên tới hàng trăm tấn. Bên cạnh đó, các mảng chạm trổ tại đây cũng rất cầu kì và tinh vi. Những bế đá cũng được đục đẽo kỳ công, tinh xảo.
Chùa Thầy được xây dựng theo kiểu kiến trúc nghệ thuật cổ truyền Việt Nam với mái chùa cong được lợp ngói mũi hài, các cột gỗ làm trụ sắp xếp một cách khoa học để chống đỡ khung chùa.
Trong chùa Thầy có khá nhiều pho tượng được đục đẽo một cách tinh tế, khéo léo như tượng Lý Thần Tông, tượng Từ Đạo Hạnh, các bức tượng Phật và tượng La Hán. Trên các vách đá còn được khắc những bài thơ do các vị Trạng nguyên Nguyễn Trực, Phòng Khắc Khoan sáng tác bằng chữ Nho.
Trong chùa còn có một hang động được gọi là động Phật Tích hay hang Thánh Hóa. Động có một mạch nước được chảy từ trong khe đá tự nhiên từ trên núi cao xuống được khéo léo hứng bằng miệng rồng đắp nổi để cho nước chảy vào trong bể.
2. Tham quan chùa Thầy
2.1. Vãn cảnh chùa
Đến với chùa Thầy không thể nào lại không bỏ chút thời gian để vãn cảnh chùa. Các bạn có thể lần lượt khám phá khu chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng thuộc quần thể chùa Thầy. Trong đó khu chùa Hạ và chùa Trung được nối lại với nhau, tạo nên thế hạ công thượng nhất.
Chỉ cần ngẩng đầu lên là các bạn đã có thể thấy được phía trước chùa là một khoảnh sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu. Cảnh này khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh hàm của rộng. Tại sân có 2 cầu là Nhật Tiên và Nguyệt Tiên được xây dựng vào năm 1602 bởi ông Phùng Khắc Khoan. Hai cầu này nối sang hai bên tạo thành 2 chiếc râu rồng. Trong đó cầu Nguyệt Tiên thì tạo thành một con đường lên núi còn cầu Nhật Tiên lại nối sang hòn đảo nhỏ thờ Tam phủ.
2.2. Vãn cảnh núi
Sau khi vãn cảnh chùa xong, nếu có thời gian các bạn có thể vãn cảnh núi bằng cách đi qua cầu Nguyệt Tiên. Cảnh núi non tại chùa Thầy rất hùng vĩ mà cũng vừa nên thơ. Lên núi các bạn có thể thu được toàn bộ hình ảnh và kiến trúc của chùa Thầy vào trong mắt. Ngoài ra, trên núi còn có chùa Cao gọi là Đỉnh Sơn tự. Đây là nơi tu đầu tiên của vị Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Hiện nay trên vách chùa vẫn còn lưu lại bài thơ tức cảnh được viết bởi Nguyễn Trực và Nguyễn Thượng Hiền. Ở phía sau chùa là động Phật Tích. Theo kể lại thì đây là nơi mà sư Từ Đạo Hạnh đã thoát xác đầu thai thành vua Lý Thần Tông.
Đi vòng từ chùa Cao ra phía sau là hang Cắc Cớ. Những người dân nơi đây kể lại rằng hang Cắc Cớ chính là nơi mà những đôi nam nữ yêu nhau thời xưa thường hẹn hò vào các dịp hội hè.
3. Lễ hội chùa Thầy
Một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm đó là các lễ hội chùa Thầy. Tại chùa Thầy, lễ hội thường được tổ chức vào dịp đầu xuân, khoảng đầu tháng 3 âm lịch vào các ngày mồng 5, 6, 7 và 8. Trong ngày lễ hội chính có rất nhiều du khách hành hương, tăng ni phật tử từ thập phương đổ về để làm lễ dâng tế các vị thần phật và cầu mong may mắn, an lành cho gia đình, người thân trong năm mới.
Ngoài việc tham gia cầu nguyện, thưởng thức khung cảnh nhộn nhịp, rực rỡ của chùa vào dịp lễ thì du khách còn có thể tham ra các trò chơi dân gian như kéo co, ném còn,… và đặc biệt là múa rối nước. Đây là những “đặc sản” trong lễ hội chùa Thầy mà các bạn không nên bỏ qua.
4. Chia sẻ các kinh nghiệm du lịch chùa Thầy
4.1. Phương tiện di chuyển
– Xe buýt: Trung tâm thủ đô Hà Nội và chùa Thầy cách nhau khoảng 20km. Các bạn có thể di chuyển từ Hà Nội tới chùa bằng xe buýt rất dễ dàng. Giá vé chỉ khoảng 10.000 đồng. Để đi xe buýt, các bạn ra bến xe Mỹ Đình và bắt chuyến 73, lên xe và đi đến điểm cuối là tới chùa
– Xe máy, ô tô: Lấy điểm xuất phát từ Hà Nội, các bạn chạy theo hướng Láng – Hòa Lạc rồi đi thẳng 15km. Tới khi thấy biển chỉ dẫn đường vào chùa Thầy thì rẽ trái, đi thêm một đoạn là tới
– Xe du lịch: Những du khách ở xa có thể đi xe du lịch. Có nhiều xe nhận chạy tour sẽ hướng dẫn bạn tận tình
4.2. Các địa điểm du lịch gần chùa Thầy
Các bạn có thể kết hợp du lịch chùa Thầy cùng với các địa điểm khác lân cận như:
– Chùa Tây Phương: Chùa chỉ nằm cách chùa Thầy 20km, thuộc thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Ngôi chùa này nổi tiếng với cảnh đẹp hoang sơ và cổ kính cùng kiến trúc rất đặc trưng
– Làng cổ Đường Lâm: Cách chùa Thầy khoảng 30km. Sau khi tham quan chùa Thầy các bạn có thể lên xe di chuyển về làng cổ. Đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng, đồng thời cũng là khung cảnh thường xuất hiện trong các bộ phim Việt Nam xưa. Làng mang một vẻ đẹp yên bình với hình ảnh sân đình, cây đa, giếng nước, ao làng,… mà ngày nay rất khó tìm thấy, chỉ còn xuất hiện trong những câu ca dao, tục ngữ
Với những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã biết chùa Thầy ở đâu và lịch sử của ngôi chùa này như thế nào. Nên có điều kiện các bạn nên ghé thăm chùa một lần vừa là để cầu may lại vừa có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi đây.