Ngắm toàn cảnh miền Bắc từ bản đồ miền Bắc Việt Nam

Miền Bắc là một trong 3 vùng lãnh thổ trong tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và xã hội của Việt Nam. Cách gọi này dùng để chỉ các vùng lãnh thổ khác nhau và dựa trên vị trí địa lý của miền. Trước khi có tên là miền Bắc, vùng này đã từng có rất nhiều cách gọi như Đàng Ngoài, Bắc Hà, Bắc Thành, Bắc Kỳ hay Bắc Bộ. Mỗi giai đoạn lịch sự miền Bắc lại có một cách gọi riêng.

MỤC LỤC

Địa hình của miền Bắc khá phức tạp và đa dạng với nhiều bờ biển, núi đồi, đồng bằng và cả thềm lục địa. Không chỉ thế, nên văn hóa của miền Bắc cũng rất phong phú. Địa hình và địa chất ở miền Bắc được hình thành từ rất lâu đời và có sự phong hóa cực kỳ mạnh mẽ. Với tấm bản đồ miền Bắc trong tay sẽ dễ dàng giúp cho bạn tìm hiểu và phân tích kỹ càng hơn về toàn cảnh miền Bắc

bản đồ miền Bắc Việt Nam

Tìm hiểu vị trí địa lý thông qua bản đồ miền Bắc

Theo bản đồ miền Bắc thì tọa độ địa lý của miền bắt đầu từ vĩ độ 23 độ 23’ Bắc đến 8 độ 27’ Bắc. Chiều dài của miền vào khoảng 1.650km. Chiều ngang của miền được tính từ Đông sang Tây đo được là 600km. So với miền Trung và miền Nam thì chiều ngang của miền Bắc lờn hơn cả.

Miền Bắc nằm ở cực Bắc của tổ quốc, phía Bắc thì giáp Trung Quốc, phía tây giáp với Lào, phía Đông giáp biển và phía nam giáp miền Trung. Vùng đất của miền này có bề mặt thấp dần và có xu hướng xuôi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Khí hậu của miền Bắc

Nền nhiệt trung bình trong năm của miền Bắc tương đối cao, độ ẩm lớn hơn so với miền Trung và miền Nam. Khí hậu của miền Bắc cũng khá đa dạng và phức tạp. Do chịu ảnh hưởng khí hậu lục địa Trung hoa nên khí hậu miền Bắc mang tính chất lục địa gió mùa. Tuy nhiên, có một phần của khu vực Duyên Hải thì lại có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và gió mùa ẩm.

bản đồ miền Bắc Việt Nam

Phân chia các vùng miền Bắc theo bản đồ

Theo như bản đồ miền Bắc thì hiện nay miền Bắc đang được phân chia thành 3 tiểu vùng sau:

– Vùng đồng bằng sông Hồng gồm có 10 tỉnh là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình

– Vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh miền núi là Lào Cai, Sơn La, lai Châu, Điện Biên, Yên Bái và Hòa Bình

– Vùng Đông Bắc là 9 tỉnh miền Bắc còn lại gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ và Quảng Ninh

Sự phân chia vùng kinh tế tại miền Bắc

Đọc bản đồ miền Bắc có thể thấy sự phân chia 5 vùng kinh tế ràng ràng của miền này, bao gồm:

– Vùng Duyên Hải Bắc Bộ

– Vùng Hà Nội

– Hà Nội

– Vùng Tây bắc

– Vùng Đông Bắc

Dân cư tại miền bắc thông qua bản đồ miền Bắc

Dân cư tại miền Bắc tập trung khá đông đúc, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng. khu vực đồng bằng sông Hồng do con sông Hồng bồi đắp nên đất đai rất màu mỡ, phù sa, thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Hơn nữa, nơi đây tập trung dân cư đông đúc và chủ yếu là người dân tộc Kinh, có trình độ cao. Nền văn hóa của khu vực này cũng đã có từ lâu đời và được coi là cái nôi của văn hóa Việt. Chính vì vậy, nền văn hóa ở đây rất đa dạng, phong phú và mang bản sắc riêng.

Danh lam thắng cảnh

Tại miền Bắc có rất nhiều danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước, có thể kể đến như: chùa Một Cột, chùa Keo, chùa Hương, đền Hùng, vườn Quốc gia Cúc Phương, Hồ Ba bể, vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà hay khu du lịch Sapa,… cùng vô số các chùa chiền nổi tiếng và các lễ hội truyền thống khác.

Image result for vÆ°á»n Quốc gia Cúc PhÆ°Æ¡ng

Vườn Quốc gia Cúc Phương

Giao thông miền Bắc

Thông qua bản đồ miền Bắc, các bạn cũng có thể phần nào hình dung được hệ thống giao thông tại đây. Các tuyến đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không cực kỳ đa dạng và phát triển, giúp việc đi lại của người dân cũng như việc trao đổi, mua bán, vận chuyển, thông thương giữa tỉnh này với tỉnh khác, miền này với miền khác và nước Việt Nam với các nước khác thuận lợi, đơn giản hơn.

    • – Về hệ thống đường bộ, miền Bắc có các tuyến quốc lộ lớn, huyết mạch như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 1B, quốc lộ 2, quốc lộ 2B, quốc lộ 2C, quốc lộ 2D, quốc lộ 3, quốc lộ 4, quốc lộ 5… Ngoài ra còn có đường cao tốc Bắc – Nam, đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Hải Phòng, Nội Bài – Lào Cai,…

  • – Về hệ thống đường sắt: Đường sắt đô thị Hà Nội, đường sắt Bắc – Nam, đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Đồng Đăng
  • – Về hệ thống đường thủy chủ yếu là đường thủy trên sông Hồng. Ngoài ra, tại khu vực miền Bắc còn có 66 cảnh hàng hóa, 22 cảng hành khách với công suất quy mô lớn
  • – Về hệ thống đường hàng không: Miền Bắc sở hữu sân bay lớn nhất cả nước là sân bay Nội Bài (Hà Nội)

Hy vọng qua tấm bản đồ miền Bắc các bạn có thể hiểu rõ hơn và có cái nhìn tổng quan về miền này đọc thêm Bản Đồ Miền Trung. Có thể nói, miền Bắc trong những năm qua không ngừng phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, tạo đà thúc đẩy sự phát triển cho cả đất nước.

Add Comment