Ga Đà Lạt Liệu Có Nên Tới Tham Quan?

Nhắc tới các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đà Lạt thì chắc chắn không thể bỏ qua ga Đà Lạt. Đây cũng là địa điểm du lịch được nhiều bạn trẻ tìm tới để tham quan cũng như có dịp check-in, sống ảo. 

Ga Đà Lạt được biết đến là nhà ga cổ nhất tại Việt Nam nói riêng và của các nước Đông Dương nói chung. Nơi đây mang đậm vẻ đẹp cổ kính và được coi là nhân chứng lịch sử chứng kiến những biến động, thăng trầm của Đà Lạt.

1. Giới thiệu về ga Đà Lạt

1.1. Ga Đà Lạt nằm ở đâu?

Ga Đà Lạt nằm ở đâu

Có khá nhiều người nhầm tưởng rằng ga Đà Lạt sẽ nằm ở trong trung tâm của thành phố. Tuy nhiên, ga lại nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 2,5km.

1.2. Địa chỉ

Ga Đà Lạt nằm ở đâu

Ga có địa chỉ cụ thể là: Số 1, đường Quang Trung, phường 10, thành phố Đà Lạt. 

Nếu các bạn có ý định tới Đà Lạt tham quan điểm du lịch này thì hãy note ngay lại địa chỉ vào sổ tay nhé!

1.3. Hướng dẫn đường đi tới ga Đà Lạt

Do ga nằm không quá xa trung tâm thành phố và đường xá cũng rất dễ đi. Các bạn chỉ cần đi theo chỉ dẫn sau thì chắc chắn có thể tìm tới ga tàu này:

– Bắt đầu xuất phát từ chợ Đà Lạt đi qua cầu Ông Đạo, tới đường Trần Quốc Toản thì đi tiếp theo hướng ra quảng trường Lâm Viên. Chạy tới đường Yersin rồi rẽ vào đường Nguyễn Trãi, sau đó tới đường Quang Trung. Ga Đà Lạt nằm ngay tại số 1 của đường Quang Trung.

1.4. Bản đồ

Ngoài ra, các bạn cũng có thể dựa vào bản đồ sau để tìm tới ga Đà Lạt. Bản đồ chỉ đường cũng rất rõ ràng và dễ đi: 

1.5. Số điện thoại

Các bạn cũng có thể lưu lại số điện thoại của nhà ga này để liên hệ khi có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ: 02633.834.409.

1.6. Vé vào cửa

Vé vào cửa

Có khá nhiều du khách hiện nay đều bất ngờ bởi họ phải mua vé vào cửa mới được tham quan ga Đà Lạt. Điều này cũng dễ hiểu thôi bởi trước đây, ga tàu cổ này là điểm tham quan miễn phí, du khách hoàn toàn không mất bất kỳ chi phí nào mà vẫn có thể thoải mái vui chơi, chụp hình. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ga đã bắt đầu thu phí vào cửa. Tuy nhiên, mức giá vé vào cửa cũng không cao, chỉ 10.000 đồng/người.

1.7. Giờ mở cửa

Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu thì ga Đà Lạt mở cửa từ lúc 8h sáng và đóng cửa vào lúc 16h30. Vì vậy các bạn cân nhắc sắp xếp thời gian tới tham quan nhé!

2. Quá trình xây dựng ga Đà Lạt như thế nào?

2.1. Thời điểm và kinh phí xây dựng

Thời điểm và kinh phí xây dựng

Nhà ga cổ này được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ 20. Toàn bộ công trình được thiết kế bởi Moncet và Reveron – hai vị kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng nhất thời điểm bấy giờ. Mức chi phí được sử dụng để xây dựng nhà ga lên tới 200.000 france và được thi công bởi nhà thầu Võ Đình Dung của Việt Nam.

2.2. Kiến trúc

Kiến trúc Ga Đà Lạt

Công trình này được xây dựng dựa trên hình dáng của ngọn núi LangBiang Đà Lạt. Ga có tổng chiều dài x chiều ngang x chiều cao là 66,5 x 11,4 x 11m và có kiến trúc tương tự với các nhà ga được xây dựng tại Pháp thời điểm đó.

Toàn bộ tuyến xe lửa có chiều dài lên tới 84km. Do tuyến xe lửa chạy qua các khu vực có địa hình đồi núi cao, hiểm trở, đồng thời còn phải đi xuyên qua 5 đường hầm nên phải sử dụng tới đường ray và đầu máy kéo răng cưa trong khoảng 16km. Chính điều này đã giúp nó trở thành tuyến đường bằng răng cưa độc đáo nhất trên thế giới trong thế kỷ 20.

2.3. Các giai đoạn thi công ga Đà Lạt

Các giai đoạn thi công ga Đà Lạt

Thời gian thi công ga Đà Lạt kéo dài từ năm 1893 cho tới năm 1933 mới chính thức hoàn thành và được chia là 6 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Xây dựng tuyến đường ray từ Tháp Chàm thuộc tỉnh Ninh Thuận ngày nay cho tới Tân Kỳ. Quãng đường này dài 41km và được đưa vào sử dụng năm 1913

– Giai đoạn 2: Xây dựng tuyến đường ray từ Tân Mỹ đến Sông Pha hoàn thành vào năm 1919

– Giai đoạn 3: Xây dựng tuyến đường ray từ Sông Pha tới Eo Gió hoàn thành vào năm 1928

– Giai đoạn 4: Xây dựng tuyến đường ray từ Eo Gió đến Đơn Dương hoàn thành vào năm 1929

– Giai đoạn 5: Xây dựng tuyến đường ray từ Đơn Dương đến Trạm Hành hoàn thành vào năm 1930

– Giai đoạn 6: Xây dựng tuyến đường ray từ Trạm Hành đến Đà Lạt hoàn thành vào năm 1933

Sau khi tuyến đường ray chính thức hoàn thành thì hàng ngày, tại ga Đà Lạt có 3 chuyến đi lăn bánh là:

+ Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang

+ Tháp Chàm – Đà Lạt – Sài Gòn

+ Tháp Chàm – Đà Lạt

3. Tham quan ga Đà Lạt

Tham quan ga Đà Lạt

Điều gì tại ga Đà Lạt có thể thu hút du khách luôn là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trước hết các bạn cần biết rằng, đây không chỉ là nhà ga cổ nhất Việt Nam mà đồng thời còn là nhà ga cao nhất nước ta. Hiện nhà ga đang nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. 

Hàng năm ga Đà Lạt thu hút được rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách trẻ tìm tới tham quan, chụp ảnh. Thậm chí, nhiều studio ảnh cưới cũng chọn nhà ga làm bối cảnh để tạo ra các shoot hình đẹp và lãng mạn cho các cặp đôi. Đặc biệt, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn còn chọn đây làm địa điểm để quay MV Đi để trở về từng gây bão cộng đồng mạng.

4. Giờ khởi hành từ ga Đà Lạt đi Trại Mát

Giờ khởi hành từ ga Đà Lạt đi Trại Mát

Có khá nhiều du khách bất ngờ trước thông tin ga Đà Lạt vẫn còn hoạt động. Điều này cũng dễ hiểu thôi bởi chắc hẳn ít ai nghĩ rằng nhà ga cổ này lại vẫn còn có thể phục vụ được nhu cầu vận chuyển. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà ga này vẫn còn hoạt động, tuy nhiên, nó chỉ hoạt động vận chuyển các quãng đường ngắn khoảng 7km để phục vụ khách du lịch tại Đà Lạt mà thôi.

Hiện nay mỗi ngày, ga Đà Lạt sẽ có 5 chuyến đi khởi hành từ ga tới Trại mát với khung giờ sau:

– Chuyến đầu tiên: 7h15 => 9h15

– Chuyến thứ 2: 9h20 => 11h20

– Chuyến thứ 3: 11h55 => 13h25

– Chuyến thứ 4: 14h => 15h30

– Chuyến cuối: 16h5=> 17h35

Giá vé từ ga Đà Lạt đi Trại Mát được tính theo 2 khung giá, một là giá cho du khách Việt Nam và một là giá cho du khách quốc tế, cụ thể như sau:

– Đối với du khách Việt Nam: Giá vé tàu lửa đi khứ hồi là 135.000 – 150.000đ/vé, giá vé đi một chiều là 100.000đ/vé

– Đối với du khách nước ngoài: Giá vé tàu lửa đi khứ hồi là 170.000đ/vé, giá vé đi một chiều là 150.000đ/vé

Lưu ý: Chỉ các đoàn du khách từ 10 người trở lên mới áp dụng bán vé một chiều

Trên đường đi đến Trại Mát du khách có thể tranh thủ tham quan thêm cả chùa Mảnh Chai. Ngoài ra, vừa ngồi trên tàu du khách còn có thể vừa ngắm khung cảnh Đà Lạt hai bên đường. Đặc biệt, vào mùa hoa dã quỳ và hoa anh đào nở, con đường tàu chạy qua đều rợp sắc hoa, tạo nên một khung cảnh đẹp mơ màng.

5. Các địa điểm du lịch nằm gần ga Đà Lạt

Trên hành trình tham quan ga Đà Lạt các bạn cũng có thể ghé thăm một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đà Lạt như: Trường Cao Đẳng Sư Phạm, Vườn Hoa Vạn Thành, Dinh 1 và Dinh 2, Hồ Than Thở, các vườn dâu tây.

Trường Cao Đẳng Sư Phạm
Vườn Hoa Vạn Thành
Dinh I
Dinh II
Các vườn dâu tây

Trên đây là một số thông tin mà các bạn nên biết về ga Đà Lạt. Nếu có dịp ghé chơi Đà Lạt thì đừng quên tìm tới địa điểm du lịch này nhé. Đây sẽ là một điểm đến đáng nhớ trong chuyến hành trình của các bạn đấy!

  Khám Phá Cánh Vườn Hoa Lavender Đà Lạt Siêu Đẹp Như Nước Pháp

Ga Đà Lạt Thu Vé Vào Cửa: Liệu Có Nên Tới Tham Quan?

5 (100%) 1 vote



Add Comment