Khám phá Chùa Châu Thới với những nét đẹp tâm linh

Ngày nay, không chỉ những điểm du lịch nghỉ dưỡng sẽ giúp các bạn thu hút được đông đảo các vị khách du lịch ghé thăm, mà còn có những ngôi chùa lâu đời với những nét cổ kính trong thiết kế. Một trong những ngôi chùa cổ và được nhiều người ghé thăm, đó chính là chùa Châu Thới

Để giúp các bạn có cái nhìn rõ nét hơn, bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau khám phá ngôi chùa Châu Thới Bình Dương.

1. Địa điểm chùa Châu Thới

kham-pha-chua-chau-thoi-voi-nhung-net-dep-tam-linh

Toàn cảnh xung quanh khu vực chùa Châu Thới

Chùa núi Châu Thới được nằm trên địa phận của xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đây được xem là một trong những thắng cảnh đẹp của đồng bằng rộng lớn. Ngôi chùa tọa lạc trên một ngọn núi cùng tên, độ cao của chùa Châu Thới so với mặt nước biển là 82m. 

Xung quanh ngôi chùa là muôn vàn những cây cối xanh tươi, những hồ nhân tạo được xây dựng. Đường đi chùa Châu Thới sẽ gồm 2 con đường: một là bạn sẽ phải leo bộ 220 bậc thang, còn không bạn có thể chạy xe một đoạn sẽ có con đường lên thẳng núi.

2. Lịch sử chùa Châu Thới ở Bình Dương

kham-pha-chua-chau-thoi-voi-nhung-net-dep-tam-linh

Nhiều dấu ấn lịch sử và kiến trúc độc đáo

Ban đầu ngôi chùa Châu Thới cũng chỉ là một chiếc am nhỏ và do thiền sư có tên là Khánh Long xây dựng vào những năm 1612. Sau đó, ngôi am nhỏ này được gọi tên là chùa Hội Sơn và sau này là cái tên Chùa Châu Thới.

Theo nhiều nguồn tài liệu của hội Phật giáo tỉnh Bình Dương cho biết, ngôi chùa này được thành lập từ những năm 1681. Sau quá trình phát triển, ngôi chùa này đã được trùng tu vào những năm 1930, 1970. Những bậc thang để bước đến ngôi chùa được xây dựng vào năm 1971.

Cuối cùng, vào những năm 1993 và 1995 ngôi chùa này đã được 2 vị hòa thượng là viện chủ Thích Huệ Thông và Thượng tọa Thích Minh Thiện đại trùng tu. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, ngôi chùa này đã trải qua các đời trụ trì như:

  • – Hồng Kiềm – Trơn Quả, đời thứ 40 dòng Lâm Tế Chánh Tông
  • – Nhật Tâm – Đồng Minh (1922-36)
  • – Nhật Liên – Thiện Hóa (1936-50)
  • – Lệ Huệ – Thiện Chí (1950-53)
  • – Lệ Thiện (1953-56)
  • – Huệ Thông (1958-83)
  • – Thượng tọa Thích Minh Thiện trụ trì từ năm 1983 đến nay.

3. Kiến trúc Chùa núi Châu Thới độc đáo, ấn tượng

kham-pha-chua-chau-thoi-voi-nhung-net-dep-tam-linh

Kiến trúc cổ kính, độc đáo và ấn tượng

Điều đầu tiên sẽ khiến bạn cảm thấy mát mẻ khi đến với nơi đây, đó chính là hồ nước rộng và một phong cảnh nên thơ. Nếu như các bạn muốn ngắm nhìn khung cảnh thành phố Biên Hòa, dòng sông Đồng Nai uốn quanh thì hãy đến với sân chùa núi Châu Thới.

Trong kiến trúc quần thể chính của ngôi chùa, chúng ta sẽ được tham quan ngôi chánh điện, nhà Tổ, điện Thiên Thổ Thiên Nhãn, điện thờ Diêu Trì Kim Mẫu, miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu và Ngũ Hành Nương Nương. Cấu trúc mái của ngôi chùa được thiết kế theo kiểu tứ tượng.

kham-pha-chua-chau-thoi-voi-nhung-net-dep-tam-linh

Hình rồng trên mái được chạm trổ tinh xảo

Thêm và đó, hình rồng được đắp bằng sứ tại các đầu đao của mái chùa mang tới vẻ uy nghi và chốn thiêng liêng cho nơi đây. Phần đỉnh mái được các nhà thiết kế xây dựng hình ảnh 9 con rồng quay về các hướng. Mặt tiền của ngôi chùa được tô điểm bằng những hình tứ linh, thủ quyên, đức Phật đản sanh,…được làm từ gốm, sứ.

Điện phật nơi đây lúc nào cũng được bày trí tôn nghiêm. Tầng trên của ngôi chùa được sử dụng để thờ Di Đà Tam Tôn, đức Phật A Di Đà, Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí. Các tầng kế bên được sử dụng để thời Phật Thích Ca, đức Di Lặc và tượng Đản sanh.

Các pho tượng tại nơi đây đều được các bàn tay thợ Huế đầy kinh nghiệm đúc bằng đồng. Hai bên vách tránh điện của chùa Châu Thới để thờ bộ tượng Thập Bát La Hán và Thập Điện Minh Vương, tất cả đều được chế tạo từ đất nung.

Năm 1996, ngôi chùa này đã được xây dựng thêm những bảo tháp cao 24m, gồm 4 tầng. Tầng 1 được sử dụng để thờ tượng Quan Đế bằng đúc đồng khối lượng lên tới 5 tấn. Tầng 2 được sử dụng để thờ Bồ Tát Địa Tạng nặng 3 tấn bằng đồng, khi lên tới tầng 3 là bức tượng 1 tấn Quan Thế Âm.

Ngoài ra, tầng 3 còn có các bức tượng đại hồng chung nặng 1,5 tấn và tầng 4 là nơi thờ Xá Lợi Phật. Ngôi chùa còn được chia thành Đông lang và Tây Lang, ở Đông Lang chùa núi Châu Thới thờ phật Thích Ca nhập niết bằng đá được lấy từ ngũ hành sơn dài 8m và nặng 4,5 tấn.

Tượng Trúc Lâm Tam Tổ và tượng Ngọc Hoàng sau này cũng được thờ bên Đông lang. Bên phải Tây lang, ngôi chùa thờ Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn, bức đại hồng chung nặng 850 kg. Đặc biệt hơn nữa, ở đây có bức tượng Di Lặc với Ngài cao 2,4m và nặng tới 2,5 tấn bằng gỗ buôn mu.

Nơi đây còn được biết đến khi thờ nhiều pho tượng cổ và quý giá như Thập Bát La Hán, Thập Điện Minh Vương bằng đất nung. Tượng Quan Thế Âm bằng gỗ mít và một số tượng Phật khắc bằng đá xanh.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn về ngôi chùa núi Châu Thới. Hy vọng, các bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích khi tìm đến ngôi chùa có kiến trúc và tượng phật cổ tại Bình Dương này.

 

  Vườn trái cây Lái Thiêu - điểm du lịch khó cưỡng lại nhất

Add Comment