Khám Phá Những Bí Mật Kỳ Bí Không Phải Ai Cũng Biết

 

Dinh Bảo Đại là một trong các địa điểm du lịch gắn liền với lịch sử nổi tiếng tại Đà Lạt. Có nhiều người đã nghe danh dinh Bảo Đại nhưng lại ít ai biết hết về những bí mật kỳ bí xoay quanh dinh này. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn vẻ đẹp cổ điển, sang trọng cùng những bí mật chưa được bật mí, đặc biệt là những câu chuyện liên quan tới con số 13 trong cuộc đời của vua Bảo Đại.

 1. Tìm hiểu về dinh Bảo Đại – Địa điểm du lịch gắn liền lịch sử tại Đà Lạt

Tìm hiểu về dinh Bảo Đại – Địa điểm du lịch gắn liền lịch sử tại Đà Lạt

Vua Bảo Đại là vị vua thứ 13, đồng thời cũng là vị vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn. Khi còn tại vị ông sở hữu khá nhiều dinh thự trên khắp cả nước và trong đó Đà Lạt là nơi có nhiều dinh thự nhất. Tại Đà Lạt có tổng cộng 3 dinh thự của vua Bảo Đại và dinh thự nào cũng đều nguy nga, tráng lệ. Hiện nay, các dinh thự này đều đã được đưa vào khai thác du lịch, trở thành địa điểm tham quan thu hút đông đảo du khách tại Đà Lạt. 

1.1. Dinh I

Dinh I

Đầu tiên, nói về dinh Bảo Đại I, đây là dinh thự nằm trên đồi thông xanh mát, cách trung tâm thành phố Đà Lạt về phía Đông Nam khoảng 4km. Địa chỉ cụ thể là số 1, Trần Quang Diệu, phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

 Dinh thự này có một vẻ đẹp vừa cổ kính nhưng cũng  rất uy nghi và trang nhã. Dinh được xây dựng bởi người Pháp – ông Robert Clément Bourgery, môt triệu phú cũng là viên chức trong chính quyền Pháp thời bấy giờ. Chính vì vậy mà dinh I cũng mang nét kiến trúc rất đặc trưng của nước Pháp. Dinh có tổng diện tích khoảng 60ha. Sau này dinh được vua Bảo Đại mua lại. Còn hiện nay, dinh Bảo Đại I đã trở thành một điểm tham quan nổi tiếng, mở cửa đón du khách vào tất cả các ngày trong tuần bắt đầu từ 7h00 – 17h30.

1.2. Dinh II

Dinh II

Dinh Bảo Đại II hay còn được biết đến với cái tên là dinh toàn quyền của vua hoặc dinh thự mùa hè của Decoux. Nguyên nhân là bởi Decoux thường chọn đây làm nơi làm việc vào những ngày hè oi bức. Dinh được xây dựng trên một ngọn đồi cao khoảng 1.540m, xung quanh là những hàng thông xanh rợp bóng mát rượi.

Hiện dinh nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt về phía Đông Nam khoảng 2km. Địa chỉ cụ thể là số 12 Trần Hưng Đạo, phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tòa dinh thự này được xây dựng vào khoảng năm 1933 và có vẻ ngoài lẫn nội thất bên trong vô cùng tráng lệ. Dinh II có khoảng 25 phòng ốc sang trọng với các chức năng khác nhau. Đứng tại dinh Bảo Đại II các bạn có thể ngắm rõ được vẻ đẹp của Hồ Xuân Hương thơ mộng.

Phía dưới dinh thự là một tầng hầm lớn dùng để chứa rượu. Muốn vào được tầng hầm thì các bạn sẽ phải đi qua một con đường hầm bí mật được thiết kế nhằm mục đích đảm bảo an toàn khi có biến cố.

1.3. Dinh III

Dinh III

Dinh III hiện đang nằm tại địa chỉ số 1 Đường Triệu Việt Vương, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Sở dĩ gọi dinh I, dinh II và dinh III cũng chỉ là một cách gọi để phân biệt các dinh với nhau và phân biệt các biệt điện của vua Bảo Đại mà thôi. Dinh thự này nằm cách trung tâm thành phố cũng chỉ khoảng 2km. 

Vào màu hè, vua Bảo Đại thường tìm tới dinh thự này để nghỉ ngơi, tránh nóng. Dinh được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1937 cùng lúc với dinh II và cũng có 25 phòng nghỉ. Tuy nhiên, dinh II có điểm khác biệt là nó được thiết kế theo kiến trúc hai lầu. Nếu các bạn có dịp tới tham quan dinh Bảo Đại III, được bước vào phòng làm việc của ông chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngỡ ngàng. Tại đây hiện đang trưng bày ngọc tỷ của vua, quốc kỳ của triều Nguyễn, quốc thư cùng tượng bán thân của vua Bảo Đại lẫn vua Khải Định.

2. Những bí mật phía sau của dinh Bảo Đại

Những bí mật phía sau của dinh Bảo Đại

Chắc hẳn đây sẽ là một nội dung được khá nhiều người quan tâm khi khám phá dinh Bảo Đại. Các dinh thự của vua Bảo Đại không chỉ đẹp, nguy nga, tráng lệ mà nó còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn mà không phải ai cũng từng có cơ hội được tìm hiểu. Điều bí ẩn đầu tiên về dinh thự này thường được nhắc tới đó chính là những con đường hầm bí mật nằm ẩn sâu dưới lòng dinh thự.

Khi vua Bảo Đại tiếp quản dinh I ông đã phát hiện ra ở phía dưới lòng dinh thự có một hệ thống đường hầm và chúng thông ra dinh II, rẽ nhánh ra cả các biệt thự nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Con đường hầm này có chiều dài lên tới 3km, cao gần 2m. Vì vậy, khi di chuyển trong gầm tương đối thoải mái. Tuy nhiên, cũng có những nơi thấp nên khi đi qua sẽ phải hơi khom lưng, cúi đầu. Cứ đến ngã 3 thì đường lại được mở rộng và có thể trú ẩn được từ 5 – 6 người. Cửa hầm được giấu khéo léo trong một căn nhà nhỏ trong dinh thự. Cửa hầm rộng 3m, cao gần 2m và nằm cách mặt đất 2m. Sau khi phát hiện ra đường hầm này vua Bảo Đại coi đây là một con đường để thoát thân tuyệt vời khi xảy ra biến cố. 

Đường hầm này cũng đã từng được quân Nhật sử dụng để bắt sống tướng Pháp bằng cách đào hầm, mở rộng hầm nhưng lại không chặt đi rễ cây để tránh làm cây trên đường hầm chết khiến quân Pháp nghi ngờ. Trong đường hầm cũng có những vị trí tương đối ẩm thấp nên loài dơi đã tìm tới tạo thành tổ, thành bầy rất đông đảo.

Sau này, khi vua Bảo Đại bị phế truất, Ngô Đình Diệm đã chọn dinh Bảo Đại I làm nơi để nghỉ dưỡng và đương nhiên ông cũng cho người giữ bí mật về đường hầm này. Thậm chí, ông còn cho đổ bê tông để gia cố đường hầm. Hiện cửa vào hầm chính là nơi đặt giá sách ở đầu giường trong phòng ngủ của tổng thống. Chỉ cần đầy nhẹ giá sách là sẽ lộ ra đường hầm, thông thẳng tới nơi đỗ trực thăng ngày xưa của Ngô Đình Diệm.

Thời điểm xây dựng và tu sửa đường hầm đều được diễn ra một cách lặng lẽ và bí mật. Khi ấy, có 20 nhân công đã được điều động từ Huế vào. Tuy nhiên, sau này họ đều biến mất không chút dấu vết.

Còn tại dinh Bảo Đại III – biệt điện quốc trưởng thì không chỉ bí ẩn bởi những đường hầm bí mật mà còn được chọn là nơi cất giấu hơn 120 báu vật từ thời nhà Nguyễn. Theo lịch sử ghi lại thì do vào thời điểm thời thế có sự biến động, vua Bảo Đại bị phế truất khiến ông phải sống lưu vong trên đất Pháp, kho báu vật này đã được một vị quan của triều Nguyễn ngụy trang, tìm mọi cách bảo vệ cho tới ngày Đà Lạt được giải phóng. Khi kho báu vật được giao nộp, mở hòm kho báu ra đều khiến mọi người phải choáng ngợp bởi sự quý hiếm, tinh xảo và giá trị của chúng. Tất cả các báu vật này đều đã có từ đời của vua Khải Định.

3. Những con số 13 đầy ám ảnh

Những con số 13 đầy ám ảnh

Vua Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng như Việt Nam. Cuộc đời ông có khá nhiều biến động, thăng trầm. Và kỳ lạ thay những biến động này vô tình đều gắn với con số 13 – một con số theo quan niệm phương Tây là không may mắn:

– Ngày sinh của vua Bảo Đại: 22/10/1913

– Vua Bảo Đại cũng là vị vua thứ 13 của triều Nguyễn

– Ông tại vị 13 năm

– Sinh hạ được 13 người con

– Được an táng vào 13h ngày 06/08/1997

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn 3 dinh Bảo Đại tại Đà Lạt cùng những bí mật xoay quanh những dinh thự này. Nếu có dịp ghé thăm Đà Lạt thì đừng quên tìm tới các dinh thự này tham quan, khám phá vẻ đẹp nguy nga nhưng cũng đầy tinh tế ở đây nhé!

  Review Hoa Sơn Điền Trang - Địa Chỉ Du Lịch Lãng Mạn Tại Đà Lạt

Dinh Bảo Đại: Khám Phá Những Bí Mật Kỳ Bí Không Phải Ai Cũng Biết

5 (100%) 1 vote



Add Comment