Thiền viện Trúc Lâm – Đi và cảm nhận không gian thanh tịnh tại Đà Lạt

 

Thiền viện Trúc Lâm là một địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng mang vẻ đẹp vừa thơ mộng lại vừa uy nghiêm thanh tịnh. Đồng thời, đây cũng là một thiền viện lớn, sánh ngang với Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh) và Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc). Nếu các bạn chưa có dịp ghé thăm Thiền viện Trúc Lâm thì hãy cùng chúng tôi khám phá vẻ đẹp của thiền viện ngay trong bài viết này!

1. Giới thiệu về Thiền viện Trúc Lâm tại Đà Lạt

Giới thiệu về Thiền viện Trúc Lâm tại Đà Lạt

Từ lâu Thiền viện Trúc Lâm đã là một địa điểm du lịch tâm linh nổi danh tại Đà Lạt. Ngôi thiền viện thuộc phái Yên Tử này nằm trong top 3 ngôi thiền viện lớn nhất tại Việt Nam và mang một nét kiến trúc độc đáo riêng. 

Thiền viện được xây dựng vào năm 1993 và chỉ sau đúng 1 năm thì công trình này hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Người phụ trách vẽ thiết kế thiền viện là hai vị kiến trúc sư Trần Đức Lộc và Vũ Xuân Hùng cùng sự cố vấn của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – đồng thời cũng là người thiết kế công trình Dinh Thống Nhất TPHCM.

Công trình này được chia làm 4 khu vực chính gồm khu hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tăng, khu nội viện ni và cuối cùng là khu ngoại viện. Vị trụ trì đầu tiên của Thiền viện Trúc Lâm chính là Hòa thượng Thích Thanh Từ.

2. Thiền viện Trúc Lâm ở đâu?

Thiền viện Trúc Lâm ở đâu

Nếu các bạn muốn tới thăm Thiền viện Trúc Lâm thì hãy nhanh chóng note lại thông tin về địa chỉ của nơi này để nếu có dịp có thể ghé thăm. Hiện thiền viện đang nằm tại đường Trúc Lâm Yên Tử, phường 3, TP Đà Lạt.

3. Đường đi đến Thiền viện Trúc Lâm

Đường đi đến Thiền viện Trúc Lâm

Đường đi tới thiền viện này không hề khó đi. Toàn bộ quãng đường tới thiền viện đều là đường nhựa và không xảy ra tình trạng kẹt xe bao giờ. Do đó các du khách cứ yên tâm khi đi. Các bạn bắt đầu xuất phát từ chợ Đà lạt theo hướng xuống đèo Prenn. Sau khi xuống đèo khoảng hơn 1km thì rẽ theo hướng đường Trúc Lâm yên Tử. Đi hết đoạn đường là tới được thiền viện.

4. Kiến trúc độc đáo của Thiền viện Trúc Lâm

4.1. Tham quan toàn cảnh Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Tham quan toàn cảnh Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Bất cứ ai khi lần đầu đặt chân tới thiền viện cũng đều phải choáng ngợp bởi công trình này dù chỉ được xây dựng trong một năm nhưng lại rất đồ sộ, công phu, các chi tiết được thiết kế tỉ mỉ. Tại chánh điện của thiền viện có đặt một bức tượng của Phật Thích Ca cao tới 2m với cánh tay đang cầm một cành sen. Bức tượng này thường được gọi là Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu. 

Ở bên phải của chánh điện có đặt một bức tượng của đức Phật Văn Thù đang cưỡi trên lưng của một con sư tử. Còn bên trái của chánh điện là tượng của Bồ Tát Phổ Hiền đang cưỡi một chú voi 6 ngà màu trắng. Xung quanh tòa chánh điện đặt các bức phù điêu của 8 vị tướng thị hiện của Đức Phật và các bao lam được chạm trổ một cách công phu.

Không khí tại thiền viện rất yên bình, thanh tịnh nhưng cũng không kém phần thơ mộng. Trong Thiền viện Trúc Lâm có một hồ nước nằm phía trước chánh điện tên là hồ Tĩnh Tâm. Trong hồ nuôi khá nhiều cá. Bên cạnh đó, thiền viện còn có một khu gọi là Tham Vấn Đường nằm cạnh tháp chuông. Nơi đây là nơi để cho các tăng ni phật tử tới nghe giảng thiền vào ngày 14/09 âm lịch. Ngoài ra, trong thiền viện còn có cả nhà khách, Vườn Tổ, thư viện và cả phòng trưng bày.

4.2. Cấu trúc của Thiền viện Trúc Lâm tại Đà Lạt

Cấu trúc của Thiền viện Trúc Lâm tại Đà Lạt

Thiền viện được chưa là 2 khu chính là nội viện và ngoại viện, trong đó: 

– Nội viện được chia làm hai khu vực và Nội Viện Ni và Nội Viện Tăng. Tăng ni chỉ được ở trong khu vực Tăng Đường, Nhà Trù, khu Tiền Thất, Thiền Đường và Trai Đường của khu nội viện. Các tăng ni không được phép ra ngoài khi chưa có sự cho phép của Hòa thượng

– Ngoại viện là nơi dành cho du khách vào tham quan

4.3. Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt có gì?

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt có gì

Ngôi Thiền viện Trúc Lâm tại Đà Lạt không chỉ nằm trong danh sách các thiền viện lớn nhất mà còn là thiền viện đẹp nhất nước ta. Không gian rộng lớn, thanh tịnh, cảnh sắc xanh tươi, hữu tình, có núi, có hồ, có hoa thơm, có chim hót líu lo là những gì mà người ta nhìn thấy khi tới với thiền viện này.

Tại khu ngoại viện được trồng rất nhiều loại cây có quen thuộc cũng có xa lạ. Thiền viện nằm tọa lạc trên một ngọn núi tương đối cao nên có tầm nhìn đẹp. Đặc biệt, vào sáng sớm và chiều tối, thiền viện như chìm mình trong màn sương, tạo nên một không gian vừa mờ ảo lại vừa huyền bí. Tại chính diện thiền viện là hồ Tuyền Lâm nổi tiếng với phong cảnh nên thơ hữu tình, thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Bởi thế có thể nói, Thiền viện Trúc Lâm chính là thánh địa du lịch không thể bỏ qua tại Đà Lạt.

Sau khi du khách tham quan xong hồ Tuyền Lâm có thể di chuyển bằng cáp treo hoặc đi lên con dốc với 140 bậc thang để ghé thăm thiền viện. Nếu chọn leo dốc thì chúng tôi xin khuyến nghị những du khách lớn tuổi hay bị bệnh về xương khớp không nên đi bởi đường đi khá vất vả. Còn những du khách nào sức khỏe tốt, muốn thử thách bản thân thì hoàn toàn có thể chọn con đường này. Dù đường đi cực nhọc nhưng khung cảnh hai bên đường lại rất đẹp, không khí trong lành, tốt cho sức khỏe.

4.4. Cảm nhận của du khách khi đến thăm Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Cảm nhận của du khách khi đến thăm Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Có thể nói Thiền viện Trúc Lâm là một địa điểm du lịch khá khác biệt với các địa điểm khác tại Đà Lạt. Nơi đây không có các hoạt động vui chơi, giải trí náo nhiệt khiến du khách vui vẻ nhưng thiền viện vẫn vô cùng thu hút du khách. Nguyên nhân là bởi nơi đây có một không khí vô cùng thanh bình, yên tĩnh, thích hợp cho du khách tới để tìm cảm giác tĩnh lặng, thưởng thức khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Đây sẽ là nơi giúp du khách có thể thanh tâm, tịnh tính, suy nghĩ mọi chuyện thông suốt hơn, trút bỏ mọi mệt mỏi, lo âu thường ngày.

5. Chia sẻ kinh nghiệm đi Thiền viện Trúc Lâm

Chia sẻ kinh nghiệm đi Thiền viện Trúc Lâm

Để các bạn có một chuyến du lịch tới Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt an toàn chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn một số kinh nghiệm sau:

– Đường đi lên thiền viện có nhiều đoạn khá dốc và nguy hiểm. Do đó, những người tuổi cao, bị bệnh xương khớp thì không nên đi con đường này

– Thiền viện là nơi tu hành, do đó, khi tới thăm thiền viện các bạn cần ăn mặc lịch sự, không đùa nghịch, tụ tập, chạy nhảy, lớn tiếng làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và sự thanh tịnh nơi này

– Khi nói chuyện, đi lại phải nhẹ nhàng, cư xử có văn hóa, không nói những lời tục tĩu, không hay

– Vào trong cánh điện không được ghi hình, chụp ảnh và phải bỏ dép ở bên ngoài

– Tại thiền viện cũng có một số khu vực cấm không cho du khách ra vào. Do đó, các bạn nên chú ý để không đi nhầm hay cố ý vào khi không được phép

6. Thời điểm tốt nhất nên tới Thiền viện Trúc Lâm

Thời điểm tốt nhất mà các bạn nên ghé thăm thiền viện đó là vào sáng sớm. Khi ghé thăm thiền viện vào lúc này các bạn sẽ có cơ hội được ngắm cảnh chùa chìm trong màn sương mờ và cảnh bình minh khi mặt trời bắt đầu ló rạng, chiếu những tia nắng đầu tiên xuyên qua màn sương mỏng. Đây là một cảnh sắc vô cùng đẹp, thơ mộng và huyền ảo.

Trên đây là những thông tin về Thiền viện Trúc Lâm mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng những thông tin này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về thiền viện ở Đà Lạt này.

  Tuyệt Tình Cốc Đà Lạt Mở Cửa Trở Lại Và Đã Lợi Hại Hơn Xưa

Thiền viện Trúc Lâm – Đi và cảm nhận không gian thanh tịnh tại Đà Lạt

5 (100%) 1 vote



Add Comment