Tìm hiểu về bản đồ hành chính Việt Nam

Sau khi xác nhập Hà Tây vào làm một cùng với Hà Nội thì hiện nay, quốc gia Việt Nam chính thức được chia làm 63 tỉnh thành với 3 miền và 7 vùng kinh tế. Mỗi miền lại có những đặc điểm riêng về địa hình, điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa. Với bản đồ hành chính Việt Nam các bạn có thể tìm hiểu bao quát và rõ ràng hơn về 63 tỉnh thành này.

CLICK NHANH XUỐNG DƯỚI ĐỂ XEM RÕ HƠN : 

Image result for bản đồ hành chính việt nam

Tìm hiểu về bản đồ hành chính Việt Nam

Các thông tin tổng quát dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam

Từ khi bản đồ  Việt Nam ra đời cho tới nay đã trải qua rất nhiều lần chỉnh sửa và cải biên nhằm cập nhật kịp thời những thông tin mới nhất, sát với tình hình thực tế nhất. Theo thông tin trên bản đồ hành chính thì tính tới năm 2018, số dân của nước ta là hơn 95 triệu dân. Tổng diện tích lãnh thổ vùng đất liền là 331.698km2.

Nước ta địa hình vùng đồi núi chiếm tới 3.4 diện tích và tập trung chủ yếu ở miền Trung và hướng Tây. Các miền còn lại thuộc địa hình đồng bằng và phù sa châu thổ. Hai hệ thống sông lớn bồi đắp phù sa cho các tỉnh nước là hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long.

Địa hình nước ta được hình thành theo hướng xen kẽ và có ảnh hưởng lớn đến các điều kiện tự nhiên, đất đai cũng như khí hậu. Từ đó cũng dẫn đến sự phân bố dân cư và sự phát triển về kinh tế.

Bản đồ hành chính Việt Nam chia làm 63 tỉnh và 7 vùng kinh tế

Theo như bản đồ hành chính Việt Nam thì nước ta có 63 tỉnh và được chia làm 7 vùng kinh tế với 3 miền Bắc – Trung – Nam. Mỗi vùng có một đặc điểm kinh tế riêng:

Bắc Bộ

Trong 3 miền thì bản đồ miền Bắc được coi là “trái tim của cả nước”. Các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa quan trọng đều được đặt tại thủ đô Hà Nội – thủ đô duy nhất của Việt Nam. Tại Bắc Bộ, dựa vào địa hình tự nhiên và các đặc điểm phát triển kinh tế của mỗi tỉnh thành mà được chia làm 3 vùng kinh tế trọng điểm riêng:

– Vùng Tây Bắc Bộ gồm 6 tỉnh là Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái và Lào Cai

– Vùng đồng bằng sông Hồng gồm thủ đô hà Nội và 9 tỉnh gồm Thái Bình, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương và Ninh Bình

– Vùng Đông Bắc Bộ gồm 9 tỉnh miền Bắc còn lại là Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Quảng Ninh

Image result for bản đồ hành chính Bắc Bộ

Bản đồ hành chính Bắc Bộ

Trong 3 vùng thì vùng đồng bằng sông Hồng chính là khu vực tập trung đông dân cư nhất, cũng là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực miền bắc. Hầu hết các trung tâm thương mại, ngành nghề, giao thông tại vùng này đều rất đa dạng và phát triển.

Hai vùng Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ nền kinh tế phát triển kém hơn nhưng lại có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản. Đặc biệt, ở vùng Đông Bắc Bộ có khu du lịch nổi tiếng cả nước là Vịnh Hạ Long.

Trung Bộ

Trên bản hồ hành chính Việt Nam thì miền Trung là khu vực có chiều ngang hẹp nhất, diện tích đồi núi chiếm phần lớn và năm ở phía Tây. Ở phía Đông là vùng đồng bằng ven biển. Tại miền Trung không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp như miền Bắc và Miền Nam. Mật độ dân cư tại miền Trung cũng thưa thớt nhất trong 3 miền.

Cũng giống miền Bắc, miền Trung được chia là 3 vùng kinh tế sau:

– Vùng Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh là Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình và Quảng Trị

– Vùng Tây Nguyên gồm có 5 tỉnh là Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng

– Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh còn lại là Bình Thuận, Ninh Thuận, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bình Định

Trong các tỉnh miền Trung thì Đà Nẵng chính là thành phố có tốc độ phát triển nhanh và toàn diện nhất cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, đặc biệt là du lịch. Ngoài ra, thành phố Nha Trang của tỉnh Khánh Hòa cũng là khu du lịch nổi tiếng, có tiềm năng phát triển lớn.

Nam Bộ

Đi dọc theo bản đồ hành chính Việt Nam từ Bắc vào Nam thì địa điểm cuối cùng cần tìm hiểu chính là Nam Bộ. Nền kinh tế tại Nam Bộ vô cùng sôi động và phát triển. Với 2 vùng kinh tế chủ đạo là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho thấy rõ tiềm lực phát triển mạnh mẽ, tạo động lực cho sự phát triển của khu vực phía Nam của đất nước.

bản đồ hành chính Việt Nam
– Vùng Đông Nam Bộ gồm có thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh khác gồm Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu, Đồng Nai và Tây Ninh

– Vùng Tây Nam Bộ gồm thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ và 12 tỉnh khác là An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Cà Mau, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Trà Vinh

Trong 2 vùng thì Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, du lịch phát triển nhất, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh – nơi được coi là trái tim của miền Nam.

Thông qua bản đồ hành chính Việt Nam, các bạn có thể hiểu rõ ràng hơn về đặc trưng của mỗi vùng miền cũng như có cái nhìn và đánh giá khách quan về sự phát triển hiện tại và tương lai của mỗi miền.

Add Comment