Chùa Ngọc Hoàng ở đâu? Khám phá bí ẩn nơi linh thiêng giữa lòng Sài Gòn

Một trong những ngôi chùa được biết đến là linh thiêng và tĩnh mịch nhất giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh chính là chùa Ngọc Hoàng. Du khách đến thăm chùa không chỉ bởi sự linh thiêng của chùa mà còn muốn chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo cùng vẻ đẹp an yên, tĩnh mịch nơi đây. Để biết rõ hơn chùa Ngọc Hoàng ở đâu và khám phá sâu hơn về ngôi chùa này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

1. Chùa Ngọc Hoàng ở đâu?

Hiện nay chùa Ngọc Hoàng nằm tại địa chỉ số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh nước ta. Chùa mở cửa và tất cả các ngày trong tuần và luôn sẵn sàng chào đón du khách thập phương tới thăm chùa.

chua-ngoc-hoang-o-dau

Tại chùa Ngọc Hoàng quận 1 diễn ra khá nhiều lễ hội trong năm như lễ vía Ngọc Hoàng vàng ngày 9 tháng Giêng âm lịch, lễ ngày rằm, mùng một âm lịch, lễ rằm tháng Giêng, tháng 7 và tháng 10.

Ngoài cái tên Ngọc Hoàng thì chùa còn được gọi là chùa Phước Hải hay Phước Hải Tự. Chùa được xây dựng bởi một người có gốc Quảng Đông, Trung Quốc tên là Lưu Minh vào khoảng đầu thế kỷ 20. Có lẽ cũng bởi vậy mà ngôi chùa này mang đậm kiến trúc Trung Hoa. Chùa được xây dựng để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế. Vào năm 1984, chùa được đổi tên thành Phước Hải, tuy nhiên mọi người vẫn quen gọi là chùa Ngọc Hoàng.

2. Kiến trúc và thờ phụng

Chùa Ngọc Hoàng linh thiêng có tiếng và cũng là một ngôi chùa cổ được xây dựng theo kiểu chùa Trung Hoa rất đặc trưng. Cũng bởi thế mà mô típ trang trí chùa khá rực rỡ. Chùa chủ yếu được xây bằng gạch, lợp mái ngói âm dương, bờ nóc và góc mái có nhiều tượng gốm màu. Hiện nay tại chùa có khá nhiều các tác phẩm nghệ thuật được làm từ các chất liệu gỗ, gốm, giấy bồi như: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án,…

Chùa Ngọc Hoàng có khuôn viên khá rộng, ước tính khuôn viên rộng 2.300m2. Trước sân xây một ngôi miếu nhỏ và đặt một bức tượng Hộ pháp. Bên cạnh đó chùa còn có một cổng tam quan rất nổi bật, được xây dựng với những đường nét uốn lượn như hình sóng nước của hai con rồng đang ở trong tư thế “tranh châu”. Ở giữa sân chùa là một bể cá với đủ các loại cá khác nhau, bên phải là một bể rùa với hàng trăm con rùa lớn nhỏ do người dân đến chùa phóng sinh.

chua-ngoc-hoang-sai-gon

Chùa có cấu trúc khá đơn giản, gồm 3 tòa chính là tiền điện, trung điện và chánh điện. Tại chánh điện ngoài thờ Ngọc Hoàng Thượng đế thì còn có Huyền Thiên Bắc đế cùng các thiên binh, thiên tướng.

Đặc biệt, tại chùa còn thờ cả Kim Hoa Thánh Mẫu, vị thần chuyên coi sóc việc sinh nở và 12 bà mụ. 6 bà mụ một bên, chia làm hai bên với các tư thế khác nhau. Mỗi bà mụ sẽ phụ trách một công việc như nắn tay, nắn chân, nắn đầu, dạy trẻ tập đi, tập nói,… Vì vậy, rất nhiều mẹ bầu hoặc người có người thân đang mang bầu đều đến đây để cầu “mẹ tròn con vuông”. Ai cũng đều mong muốn những đứa trẻ được sinh ra trong may mắn, bình an và hạnh phúc.

Chùa Ngọc Hoàng cũng có cả phối thờ các vị thần phật quen thuộc như Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí, Thiên Lôi, thần Môn Quan, thần Thổ Địa, Thần Hà Bá, thần Táo Quân,…. Và cả thần Thành Hoàng. Hầu hết các bức tượng Phật tại chùa đều được điêu khắc bằng gỗ rất công phu, tỉ mỉ và tinh tế.

3. Bí ẩn về sự linh thiêng của chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng từ lâu đã nổi tiếng là linh thiêng, cầu được ước thấy, đặc biệt là trong cầu con. Cũng chính vì vậy mà chùa còn được nhiều người gọi là chùa Ngọc Hoàng cầu con. Rất nhiều các cặp vợ chồng khi hiếm muộn tìm đến chùa, thành tâm cầu con tại đền thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ chẳng bao lâu sau đã mang thai. Theo như tín ngưỡng dân gian thì thần Kim Hoa Thánh Mẫu chính là vị thần chuyên coi sóc việc sinh nở nơi nhân gian.

Theo kinh nghiệm và tìm hiểu của chúng tôi, nếu các du khách muốn đến chùa Ngọc Hoàng để cầu con thì đeo vào cổ tay một sợi chỉ màu đỏ. Nếu muốn cầu xin con trai thì các bạn khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào các bức tượng nằm bên phải. Còn nếu muốn cầu xin sinh được con gái thì treo vào bức tượng bên trái. Tiếp đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa. Tiếp đến lại xoa vào bụng tượng trẻ con nằm dưới chân bà mụ thêm 3 cái và xoa vào bụng mình 3 cái. Sau này, nếu ai cầu xin tại chùa mà điều ước thành sự thật, đạt được viên mãn thì hãy mua trái cây, hoa tươi và nhang đèn đến chùa để tạ lễ Mẹ. Đến khi bé chào đời tròn 1 tháng tuổi thì mang xôi chè đến cúng một lần. Lễ cúng bái và lễ tạ tại chùa Ngọc Hoàng khá đơn giản, không phức tạp, cầu kỳ hay tốn kém gì.

chua-ngoc-hoang

Ngoài cầu con thì chùa Ngọc Hoàng cũng là nơi cầu tình duyên. Các du khách đến thăm chùa có thể cầu xin tình duyên cho mình. Tiếng đồn về sự linh thiêng trong cầu tình duyên tại Ngọc Hoàng cũng chẳng kém gì so với cầu con cả. Theo mọi người chia sẻ thì nếu các bạn muốn cầu duyên chỉ cần thành tâm thắp hương và khấn tên mình, sau đó là khấn tên người trong mộng rồi sờ vào bức tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu thì sẽ được ông Tơ, bà Nguyệt se duyên.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể cầu sức khỏe tại điện thờ Phật Dược sư trong chùa, cầu tài lộc tại điện Thần Tài và đặc biệt là cầu xin tại điện thờ Đức Quan Thế Âm được đặt ở trên lầu.

chua-ngoc-hoang-tphcm

Với những thông tin trên hẳn các bạn đã biết được chùa Ngọc Hoàng ở đâu và linh thiêng như thế nào. Nếu có dịp đến với Sài Gòn đừng quên ghé qua chùa Ngọc Hoàng để cầu xin se duyên, xin con hoặc cầu xin sức khỏe, tài lộc cho bản thân, gia đình và người thân. Cũng đừng quên, nếu được cầu ước được thành sự thật thì các bạn nhớ sắm lễ để tạ ơn nhé! Lễ tạ mặc dù đơn giản, không cầu kỳ nhưng đây là một phong tục và thể hiện sự biết ơn, tôn kính đối với thần phật.

 

Add Comment